Hướng dẫn cách chăm sóc ngoại thất ô tô từ A đến Z

Chăm sóc ngoại thất ô tô hay nội thất ô tô đều là những công việc đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian nếu bạn biết được những điều cơ bản về: các sản phẩm chăm sóc ô tô, dụng cụ chăm sóc ô tô chuyên nghiệp,… Trước khi tìm đến những trung tâm dịch vụ xe hơi chuyên nghiệp thì tại sao bạn không thử tự mình phổ cập kiến thức để hiểu hơn về “vợ 2” của bạn, để lúc đến với các tiệm rửa xe hơi, các trung tâm chăm sóc ô tô sẽ không bị chặt chém oan.

Chăm sóc nội ngoại thất ô tô có cần thiết?

Khi nhắc đến việc chăm sóc nội thất, ngoại thất ô tô, chúng ta sẽ chủ quan chậc lưỡi: Biết rồi, khổ lắm, nói mãi! Nhưng thật sự thì bạn đã biết hết được toàn bộ cách chăm sóc một cách chuyên nghiệp chúng và mục đích chúng được tạo ra để làm gì chưa? Muốn chăm sóc tốt ô tô thì phải “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”.

Ngoại thất xe hơi bóng bẩy thì nội thất cũng phải sạch sẽ gọn gàng thì ô tô của bạn mới có thể xinh đẹp toàn diện được. Giống như con người đẹp bề ngoài phải đẹp luôn tâm hồn. Bài viết dưới đây sẽ bày cho bạn các cách cũng như các sản phẩm, dụng cụ để nội thất, ngoại thất xe như mới luôn như mới một cách chuyên nghiệp.

Chăm sóc nội ngoại thất ô tô có cần thiết

Chăm sóc nội ngoại thất ô tô có cần thiết

a.Ngoại thất: ngoại thất có nhiều bộ phận nhưng những bộ phận quan trọng nhất có thể kể đến:

  • Nắp ca-pô: Là phần khung kim loại ở phía đầu xe hơi có công dụng bảo vệ cho khoang động cơ, có thể đóng mở để bảo trì và sửa chữa các bộ phận bên trong.

  • Lưới tản nhiệt: Hầu hết ô tô đều trang bị lưới tản nhiệt ở mặt trước để bảo vệ bộ tản nhiệt và động cơ, đồng thời cho phép không khí luồn vào bên trong.

  • Đèn pha: Là thiết bị chiếu sáng thường đặt ở hai góc trái phải nối liền giữa nắp capô và mặt trước của xe hơi.

  • Cản: Là cấu trúc gắn liền hoặc được tích hợp vào phía trước và phía sau của ô tô để hấp thụ lực tác động khi xảy ra va chạm, góp phần giảm thiểu chấn thương cho người ngồi trong xe hơi và hư hại ở các bộ phận khác.

  • Kính chắn gió: Là một dạng cửa sổ kính nằm ở phía trước của ô tô, không chỉ có công dụng chắn gió, bụi, mưa… vào trong xe, mà còn tham gia vào việc gia tăng độ cứng vững cho kết cấu xe hơi và bảo vệ an toàn cho hành khách trong một số tình huống va chạm.

  • Gương chiếu hậu: Là gương được gắn bên góc của hai cửa trước nhằm mục đích hỗ trợ người lái nhìn thấy khu vực phía sau và hai bên của chiếc xe.

  • Bánh xe: Giúp xe di chuyển thông qua hoạt động của động cơ và hệ thống bánh lái, đi kèm với bánh xe là hệ thống treo (giảm xóc).

b.Nội thất: Nội thất gồm 9 bộ phận nhỏ bên trong khoang ca-bin, khi mở cửa xe mới có thể tiếp cận các bộ phận nội thất này:

  • Vô lăng: Là một phần trong hệ thống lái được điều khiển bởi tài xế. Phần còn lại của hệ thống sẽ phản ứng với những tác động từ người lái lên vô lăng thông qua sự phối hợp giữa hai cặp cơ cấu lái bánh răng - thanh răng và trục vít - bánh vít, đồng thời có thể được hỗ trợ từ bơm thủy lực.

  • Bảng đồng hồ: Là một hệ thống thông tin bao gồm các đồng hồ, màn hình và đèn báo giúp người lái biết được thông tin về tình trạng hoạt động của một số hệ thống chính trong xe hơi.

  • Đồng hồ đo tốc độ (Speedometer): Dùng để đo lường và hiển thị tốc độ tức thời của ô tô, là trang bị tiêu chuẩn trên các phương tiện gắn động cơ từ năm 1910.

  • Đồng hồ đo vòng tua: Là công cụ đo tốc độ quay của trục khuỷu động cơ, hiển thị số vòng/phút (RPM - Revolution per minute).

  • Bàn đạp ga: Là bộ phận trong ô tô mà khi tác động lực sẽ làm cho xe chạy nhanh hơn.

  • Bàn đạp phanh: Bộ phận này cũng được điều khiển bởi chân phải và sử dụng trong trường hợp muốn giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe lại.

  • Bàn đạp ly hợp (chỉ có trên xe hơi số sàn): Bàn đạp này được điều khiển bằng chân trái của người lái và sử dụng khi muốn điều khiển xe hơi ra khỏi một vị trí cố định, chuyển số và dừng xe mà không làm cho động cơ bị tắt đột ngột.

  • Cần số: Vận hành cùng với bộ ly hợp. Việc điều khiển cần số sẽ tác động lên sự ăn khớp giữa các bánh răng trong hộp số, làm thay đổi sức kéo và tốc độ chuyển động của ô tô.

  • Hệ thống ghế: Bao gồm ghế dành cho người điểu khiển xe và ghế hành khách.

2. Sản phẩm chăm sóc xe ô tô chuyên dụng

Sau khi tìm hiểu kỹ về cấu trúc và chức năng cơ bản của nội thất, ngoại thất ô tô thì chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những sản phẩm chăm sóc ô tô chuyên dụng, hay được sử dụng ở các trung tâm chăm sóc xe hơi chuyên nghiệp:

  • Xà bông rửa xe chuyên dụng

  • Bass đánh bóng, kem đánh bóng.

  • Dung dịch vệ sinh kính DP Glass Clean.

  • Dung dịch vệ sinh máy  DP Extra Clean

  • Gel vệ sinh mâm vỏ - Ultima Wheel Cleaner Gel

  • Bảo dưỡng bóng sơn - Ultima Detail Spray Plus.

  • Gel vệ sinh nội thất

  • Chai xịt vệ sinh khô Acrylic - Ultima Acrylic Waterless Wash

3. Dụng cụ chăm sóc xe cần thiết

Ngoài những loại hóa chất, sản phẩm dùng để loại bỏ trực tiếp những vết bẩn, việc chăm sóc xe hơi của bạn còn cần những dụng cụ để giúp công việc của bạn đúng an toàn - hiệu quả hơn. Chúng ta nên đầu tư hẳn một bộ dụng cụ tốt như các thợ chuyên nghiệp vì một bộ dụng cụ có thể sử dụng rất lâu, những dụng cụ được xuất khẩu có độ bền rất cao. Một số dụng cụ chúng ta nên nó là:

  • Máy đánh bóng da Ultima High Buff Random Orbital Polisher.

  • Máy đánh bóng Rotary EP803.

  • Máy hút bụi (phần nội thất).

  • Máy phun nước áp lực.

  • Khăn microfiber.

  • Chối rửa xe ô tô.

  • Phớt, mút đánh bóng.

4. Nội thất ô tô - quy trình chăm sóc

  • Chuẩn bị: Bước chuẩn bị rất quan trọng vì chưa nói đến tay nghề thì các dụng cụ và sản phẩm sử dụng cũng đóng vai trò khá quan trọng . Để có một quy trình chăm sóc chuyên nghiệp cần có các sản phẩm chuyên dụng.

Dụng cụ cần có là một máy hút bụi loại tốt và vì bạn sử dụng ở nhà thì cần thêm một máy cung cấp khí nén; đi kèm với máy hút là các dạng vòi hút đa dạng phù hợp với rất nhiều khe, kẽ, vị trí đặc thù; dung dịch hoặc hóa chất làm sạch nội thất; vật liệu đánh bóng hoặc sáp bảo vệ cùng với bông, chổi hoặc khăn microfiber.

  • Nguyên tắc thực hiện: là từ trong - ra ngoài, từ trên xuống dưới, tránh vết bẩn chạy từ nơi này sang nơi khác.

  • Quy trình:

B1: Làm sạch

Nhặt và lượm tất cả vật cứng còn xót trong ô tô.
Sau đó dùng súng bắn hơi áp lực, hay máy hút bụi kèm với chổi để lấy đi lớp bụi bám trên miếng lót chân, thảm xe hơi, taplo xe, các khe điều hòa hoặc khe bên hông xe, kính xe hơi, trần xe. Sàn lót chân và thảm có thể lấy ra giặt với xà phòng rồi phơi khô nếu quá bẩn.

Có thể dùng thêm sản phẩm tẩy rửa kèm theo máy hút bụi tạo lốc xoáy có tác dụng cùng lúc, thổi hơi vào một vị trí, tạo lộc xoáy, phun dung dịch rồi ngay tức thì hút ra phần chất bẩn, bạn có thể dùng cho thảm xe, miếng lót để chân, trần xe.

B2: Dưỡng (bảo vệ nội thất)

Lợi ích của bước này là bạn cần duy trì tuổi thọ của nội thất, đặc biệt là những bộ phận có nhiều tiếp xúc với người dùng nhất (vị trí ghế ngồi, đầu, cạnh tay, vị trí mở cửa hông, …) nên dễ xước, mòn, ngả màu. Do đó, ở bước dưỡng này, chúng ta sẽ sử dụng một số loại sản phẩm dung dịch giúp duy trì màu sắc, bảo vệ bề mặt không bám dính, làm sáng bóng nội thất bên trong nhìn xe như mới xuất xưởng.

Đối với vị trí ghế ngồi do tiếp xúc rất nhiều với người sử dụng nên rất mau bị mài mòn, ngả màu, hoặc rách, do đó rất cần các sản phẩm bảo vệ làm bóng,

Ultima Interior Guard Plus có khả năng tẩy rửa nội thất, dưỡng cho ghế ngồi, đồ da, thảm, mặt nhựa, gỗ, cao su, và các bề mặt khác bên trong xe hơi. Tạo lớp ngăn vi khuẩn phát triển, chống bám dính, bạc màu, chống thấm nước, không tạo ra bề mặt quá trơn trượt.

Một lưu ý nhỏ nhưng ít người để ý là bạn nên xịt sản phẩm lên khăn hoặc tấm mút rồi mới xoa lên bề mặt nội thất cần tẩy rửa, dưỡng, tránh xịt trực tiếp lên bề mặt nội thất.

B3: Khử mùi 

Chờ cho các lớp dưỡng trên khô và sạch rồi sau đó bạn có thể tùy chọn loại sản phẩm tạo mùi theo cá tính của mình, có thể nước hoa xe hơi hoặc dùng tinh dầu gói, bình treo. Lưu ý để ở gần vị trí ống điều hòa hoặc sau lưng 2 ghế trước.

Quy trình chăm sóc nội thất ô tô

Quy trình chăm sóc nội thất ô tô

5. Chăm sóc ngoại thất ô tô sao cho đúng?

Nói đến chăm sóc ngoại thất ô tô, chúng ta sẽ quan tâm đến việc đánh bóng nhiều nhất. Vì ngoại thất chỉ cần đánh bóng là sẽ bóng bẩy, mượt mà ngay. Ngoại thất đẹp tạo thiện cảm khi xuất hiện trong mắt người khác, xe hơi bóng bẩy sẽ phản chiếu lại chính hình ảnh của bạn, khiến bạn trông chuyên nghiệp hơn.

  • B1: Rửa sạch qua những vết bụi bẩn bên ngoài bám trên xe hơi, nếu cần thiết bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch ô tô. Tiếp theo bạn dùng đến nhám 1500 để chà sạch những vết xước sau đó sử dụng nhám 3000 để phục hồi độ nhẵn cho lớp sơn xe hơi tại các vị trí cục bộ có vết xước.

  • B2: Xử lý bề mặt sơn. Đây được xem như bước quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình ba bước đòi hỏi người thợ phải hết sức tỉ mỉ và cẩn thận. Bằng cách sử dụng dụng cụ bát đánh bóng rồi dùng 1 khăn Microfilber đánh bằng tay, hoặc sử dụng máy đánh bóng chuyên dụng.

  • B3: Để làm tăng độ sáng bóng cho ô tô yêu quý của mình, bạn cần phủ lớp bảo vệ bên ngoài sơn xe. Vậy là đã xong việc chăm sóc ngoại thất xe hơi.

Lưu ý: trong quá trình làm cần phải dán băng dính xung quanh các phần nhựa, mép sơn, cần gạt nước xe hơi khi đánh bóng ô tô. Làm như vậy bạn sẽ không phải tốn công vệ sinh lại thêm một lần nữa, quá chuyên nghiệp.

6. Chăm sóc xe hơi chuyên nghiệp

Khá là nhiều vật dụng và công đoạn khi bạn muốn chăm sóc xe hơi tại nhà nhưng vẫn chuyên nghiệp như ra tiệm. Nếu bạn không phải là người có thời gian, và độ tỉ mỉ cao về việc chăm sóc bảo dưỡng nội thất, ngoại thất xe hơi thì nên sử dụng các dịch vụ chăm sóc bên ngoài.

Chăm sóc xe hơi đúng chuẩn detailing

Chăm sóc xe hơi đúng chuẩn detailing

Ngày này, các trung tâm dịch vụ chuyên nghiệp đi theo tiêu chuẩn gọi là detailing. Detailing là dịch vụ chuyên nghiệp theo hướng chăm sóc chi tiết để bảo vệ xe hơi của bạn. Các detailer sẽ tìm ra vấn đề từ gốc tới ngọn và giải quyết nó một cách an toàn nhất cho xe hơi bạn với những dụng cụ, sản phẩm chuyên dụng. Hiện nay, rất nhiều yêu xe yêu chuộng hình thức chăm sóc xe chuyên nghiệp này.

Nếu chưa thử trải nghiệm các dịch vụ chuyên nghiệp này thì hãy thử một lần, bạn sẽ thấy được sự khác biệt rõ rệt giữa các tiệm bình dân và các trung tâm chuyên nghiệp. Tìm một dịch vụ chăm sóc nội thất, ngoại thất xe hơi chuyên nghiệp bạn sẽ có được một sự phục vụ tận tình, chu đáo, sản phẩm thu sẽ rất hài lòng.

Chăm sóc ngoại thất, nội thất ô tô nên được ưu tiên tương tự như việc đổ xăng vậy. Bởi vì động cơ của bạn có chạy tốt, nhưng ngoại thất nội thất bị sứt mẻ sẽ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến hình tượng của cả chiếc xe. Ngoài việc tự sắm cho mình những sản phẩm, dụng cụ để chăm sóc xe hơi tại nhà thì bạn cũng có thể tham khảo dịch vụ chăm sóc xe hơi chuyên nghiệp. Mong sau khi xem bài viết này đã giải đáp được các câu hỏi như “dùng những sản phẩm, dụng cụ nào để chăm sóc xe”, “chăm sóc xe chuyên nghiệp là như thế nào?”. Chăm sóc xe một cách chuyên nghiệp nghe thì khó nhưng nếu tìm hiểu kỹ thì không phải là không làm được, chúc bạn đã trang bị được những kiến thức cần thiết.

JOHNNY LỘC NGUYỄN - AP CAR CARE

Chuyên gia CHĂM SÓC XE HƠI VIỆT NAM

JOHNNY LỘC NGUYỄN


Chúng tôi không CHĂM SÓC XE HƠI

Chúng tôi CHĂM SÓC hình ảnh của chính BẠN

HOTLINE AP CAR CARE


BẢNG GIÁ DỊCH VỤ CHĂM SÓC XE HƠI CHUYÊN NGHIỆP

>>> CLICK DV BẠN MUỐN XEM<<<

Rửa xe chăm sócTẩy bụi sơnTẩy ố kínhVệ sinh gầm

 

Vệ sinh nội thấtVệ sinh động cơVệ sinh máy lạnhVệ sinh mâm vỏ - bố thắng

 

Phủ CERAMICĐánh bóng sơnĐánh bóng kínhĐánh bóng đèn pha

 

Dán phim cách nhiệtPhủ gầm chống ồnCách âm chống ồnCách âm nắp capo

 

Sơn dặm nhanhMay thảm lót sànBọc ghế daBọc trần 5D


DỊCH VỤ ĐẲNG CẤP - TIỆN LỢI - CHUYÊN NGIỆP

Phòng rửa xe ô tô      Phòng chăm sóc xe chuyên dụng      Phòng coffee thư giãn


HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHĂM SÓC XE HƠI CHUYÊN NGHIỆP

Logo AP Car Care

YOUTUBE AP CAR CARE

AP Tân Phú: 46C Phan Đình Phùng, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TPHCM
AP Quận 7: 76 Đường số 39, P.Tân Quy, Q7, TPHCM
 
Email: apcarcare.vn@gmail.com - FanpageAP CAR CARE
 
Prev

Cách tẩy sơn trên kính xe ô tô cực kỳ đơn giản tại nhà

Next

Sử dụng sản phẩm chăm sóc ô tô nào để xe luôn mới?