“Tất-Tần-Tật” về đánh bóng đèn xe ô tô bạn cần phải biết

Hệ thống đèn ô tô là gì?

Hệ thống đèn thiết bị giao thông (moto hay ô tô) bao gồm hệ thông chiếu sáng (Lighting) và hệ thống báo hiệu (Signalling, Xi-nhan) nó có thể được gắn hoặc tích hợp lên phía trước, bên hông và đuôi xe, một số xe đặc chủng còn có đèn lắp trên đỉnh nắp xe (VD: xe cứu thương, xe cấp cứu, cảnh sát).

đánh bóng đèn xe ô tô

Hình 1: Hệ thống đèn xe hơi, hình ảnh đèn trước

Chức năng của hệ thống đèn ô tô là gì?

Chức năng chính của hệ thông đèn thiết bị giao thông (ở bài này bàn về đèn xe ô tô) là thắp sáng đường lộ cho người lái (tài xế) và tăng cường khả năng trông thấy của ô tô. Chó phép những tài xế ô tô khác và người đi đường nhận diện sự hiện diện của ô tô, vị trí, kích thước, phương hướng di chuyển và ý định của chuyển hướng hoặc tốc độ của tài xế điều khiển ô tô. Với chức năng như là con mắt của ô tô khi giao thông nên bạn cần quan tâm đến đánh bóng đèn xe ô tô thường xuyên.

Khái niệm phía trên có vẻ khô khan chứ không dùng ngôn ngữ “Bà Ngoại”, tuy nhiên nếu bạn nhận thức rõ từng khía cạnh của khái niệm ở trên thì bạn sẽ rất dễ hiểu và áp dụng các phân loại, biến hóa của đèn ô tô khác nhau. Cái gì cũng vậy, phần căn bản mới là quan trọng nhất.

Có những chế độ đèn ô tô nào và cách sử dụng ra sao?

Đèn thì ai cũng biết, vậy còn các chế độ đèn thì như thế nào? Có những chế độ đèn nào? Và áp dụng vào những tình huống nào? thì không phải ai cũng hiểu đầy đủ.

Chế độ đèn Cốt (Tầm gần, thấp – Low Beams)

Chế độ đèn Cốt Chế độ này phù hợp khi bạn di chuyển trong nội ô, khu đô thị đông người, đông phương tiện di chuyển. Ở chế độ đèn Cốt tia sáng hướng xuống dưới mục đich làm sáng mặt đường để giúp người điều khiển di chuyển, quan sát rõ địa hình và tình trạng giao thông ở khoảng cách gần.

đánh bóng đèn pha oto

Hình2: sự khác biệt tầm chiếu xa của chế độ Pha (bên trái) và Cốt (bên phải).

Chế độ đèn Pha (Tầm xa, cao – Hight Beams)

Chế độ này phù hợp khi chạy xe trên đường lộ, ngoài khu dân cư đông đúc, ít phương tiện, có giải phân cách làn đường cao. Lý do là chế độ này phóng tia sáng có độ sáng cao, công suất lớn, ra rất xa và tầm cao nên gây chói mắt cho tài xế xe chạy ngược chiều, rất nguy hiểm.

đánh bóng đèn xe ô tô

Hình 3: bên trái là tín hiệu Chế độ Cốt, hình bên phải là tín hiệu Chế độ Pha

Theo thống kê nguyên nhân tai nạn do bị chóa mắt từ đèn Pha cho xe chạy ngược chiều còn cao hơn cả nguyên nhân chạy tốc độ cao. Do đó, hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới có hướng dẫn, quy định về tình huống phù hợp sử dụng đèn Pha và các chế tài pháp lý một cách cụ thể. VD: bật đèn Pha khi đang giao thông trong nội ô, hoặc sử dụng Pha không phù hợp trên đường lộ thiếu dãy ngăn cách cao. Biết được những thông tin trên sẽ giúp bạn điều chỉnh phù hợp và hiểu giá trị của đánh bóng đèn xe ô tô thường xuyên.

Ở Việt Nam, việc sử dụng chế độ đèn không được ý thức cao. Điển hình là trong nội thành mà rất nhiều tài xế vẫn sử dụng đèn Pha “chào hỏi” nhau.  

Ngưỡng an toàn khi sử dụng chế độ Pha, chế độ Cốt

Nếu bạn vẫn còn lơ mơ về việc khi nào sử dụng đèn Pha, khi nào sử dụng đèn Cốt. Để bạn dễ hình dung 02 tình huống từ đó biết cách điều chỉnh để bảo vệ an toàn cho cá nhân và gia đình mình và người khác.

Chế độ đèn Cốt trung bình cho phép bạn nhìn thấy về phía trước 60 mét, tức là bạn sẽ cần khoảng cách 60 mét để thắng lại an toàn khi bạn đang chạy với vận tốc 48 Km/h. Do đó, nếu bạn đang trong tình huống thời tiết hoặc tình huống giao thông (đông xe) mà bạn không thể phòng tầm mắt nhìn xa 60 mét thì bạn nên điều chỉnh giảm tốc độ để an toàn hơn.

Chế độ đèn Pha trung bình cho phép bạn nhìn thấy về phía trước 120 mét, với tốc độ 88 Km/h bạn cần 120 mét để kịp thắng xe, và an toàn. Tóm lại, chế độ đèn Pha cho phép bạn nhìn xa gấp đôi so với chế độ đèn Cốt.

Lưu ý: những công nghệ mới như LED và Laser khoảng cách chiếu sáng khác, xa hơn rất nhiều. Do đó, dựa vào thông số trên bạn có thể lựa chọn loại vừa với túi tiền, bỏ những nhu cầu không quá cần thiết, chỉ cần độ an toàn, v.v…

đánh bóng đèn pha oto

Hình 4: Công nghệ đèn ô tô LASER cho tầm nhìn xa lên tới 600 mét.

[Ngoại lệ] - Có một nguyên tắc nữa là trong những hoàn cảnh mà tầm nhìn của bạn bị hạn chế lại (tầm nhìn ngắn hơn và mờ mờ), cụ thể là khi trời có sương mù, trời mưa hoặc có tuyết. Điều đầu tiên là bạn cần giảm tốc độ, nhưng điều thú vị là bạn cũng không nên sử dụng chế độ Pha để tăng cường độ sáng và tầm xa. Vì lúc này lớp sương mù, tuyết hoăc mức sẽ tạo thành một lớp gướng phản xạ lại ánh sáng vào mắt bạn, làm tăng rủi ro tai nạn giao thông. Đó là lý do mà trong tình huống có sương mù/ mưa/ tuyết người ta cần sử dụng một loại/ chế độ đèn khác gọi là đèn Sương Mù.

Chế độ đèn Sương-Mù (hay chế độ đèn gầm)

Ở những xứ lạnh, nhiều sương mù như Anh, các nước Châu Âu, ở Việt Nam thì Tây Bắc, Đà Lạt thường có sương mù, thậm chí có lúc dày đặc thì tầm nhìn thực tế của tài xế chỉ đạt khoảng vài mét. Điều này thực sự giới hạn và gây nguy hiểm rất lớn khi giao thông trong tình huống này.

đánh bóng đèn xe ô tô

Hình 5: Đèn/ chế độ đèn Sương Mù (đèn Gầm) ở phía dưới, tròn.

Do đó, người ta sử dụng chế độ đèn Sương Mù (hay đèn Gầm) thường để chiếu sáng tầm rất thấp (gầm) xe, mục đích tăng cường ánh sáng mặt đường, lề đường, làn đường, và quan trọng hơn là tăng cường nhận diện cho tài xế những xe khác. Có thể bạn đang nghĩ là không có gì quá quan trọng như vậy, không cần đầu tư, bạn hãy lên những vùng cao nguyên ở Việt Nam một thời gian, bạn sẽ thấy sự cần thiết của đèn Sương Mù.

Chế độ đèn Định-Vị-Ban-Ngày (DRL: Daytime Running Lamp)

Để tăng độ an toàn cho người sử dụng, hiện nay ở Châu Âu người ta áp dụng chế độ đèn Định vị ban ngày (DRL: Daytime Running Lamp). Mục đích chính của chế độ này là phát tín hiệu cho người, vật và các phương tiện xung quanh là xe đang ở chế độ vận hành, sẵn sàng di chuyển. Điều này nghe có vẻ không quan trọng, vì ai cũng nghĩ buổi sáng thì cần gì phải bật đèn, phí năng lượng, nhưng theo nhiều nghiên cứu về an toàn giao thông, chế độ Định vị ban ngày làm giảm những tai nạn giao thông, tai nạn va chạm thường xuyên xảy ra khi mà tầm nhìn của tài xế bị hạn chế như khi có vật cản, khi cần lùi xe, hoặc khi người khác không nhận được tín hiệu là xe vẫn đang vận hành mặc dù đang đứng im v.v…

đánh bóng đèn pha oto

Hình 6: Chế độ/ đèn Định vị ban ngày (DRL, vết sáng chéo lên phía trên) giúp người khác tăng khả năng nhận biết.

Chế độ đèn Xi-Nhan và chế độ đèn Hazard

Chế độ/ đèn Xi nhan theo luật phải được tích hợp trên kính chiếu hậu, kính trước, kính hậu và thường có màu vàng. Mục đích để thông báo, tín hiệu cho các phương tiện khác để chuyển hướng hoặc ra tín hiệu để vượt xe phía trước, chuyển làn. 

đánh bóng đèn xe ô tô

Hình 7: Đèn xi nhan tích hợp ở kính chiếu hậu

Ngoài ra còn có một chế độ đèn Hazard (cảnh báo), mục đích của loại này là thông báo cho các phương tiện lưu thông xung quanh là xe tôi đang có vấn đề, có trục trặc, vui lòng cẩn thận, có thể dùng đèn Hazard khi di chuyển người cần cấp cứu, tính khẩn cấp.

phục hồi đèn pha ô tô

Hình 8: Đèn cảnh báo (Hazard), nút màu đỏ.

Chế độ/ đèn Hậu (đèn Đuôi)

Đèn hậu được quy định màu đỏ nhằm cảnh báo các phương tiện, vật phía sau xe, chức năng là thông báo vị trí, khoảng cách với các phương tiện phía sau, cũng như báo sáng khi xe thắng trong tình huống cần lùi xe.

đánh bóng đèn xe ô tô

Hình 9: Đèn hậu (đèn đuôi)

Cuộc chiến của những công nghệ đèn ô tô hiện nay (headlight)

Công nghệ đèn ô tô Halogen

Đây là công nghệ phổ biến nhất cho đến ngày hôm nay vì hai lý do: đơn giản dễ tháo lắp thay thế và chi phí rất thấp. thời gian sống của loại đèn này kéo dài khoảng 1000 giờ dưới điều kiện tối ưu, chi phí thay thế khoảng vài trăm ngàn cho một bóng loại tốt và rất dễ lắp ráp không tốn công nhiều. Đèn Halogen thưởng đi kèm với chóa phản quang parabol để tập trung và hướng ánh sáng theo phương mong muốn.                        

phục hồi đèn pha ô tô

Hình 10: một bóng đèn ô tô công nghệ Halogen

Công nghệ Halogen sử dụng đèn sợi tóc (sợi filamen) được đốt nóng trong hỗn hợp khí argon và nitro. Khi sợi đèn được đốt nóng lên một mức 2500 độ C, sẽ phát sáng.

Tuy nhiên, hiện nay đèn Halogen dần trở thành phần thứ yếu cho những công nghệ đèn ô tô khác như HID Xenon, LED,… vì công suất phát nhiệt cao phí phạm, dẫn đến hiệu suất chiếu sáng quá thấp, tuổi thọ ngắn (thay nhiều lần), và một điểm quan trọng nữa là độ hoàn màu cũng không cao.

đánh bóng đèn xe ô tô

Hình 11: Đèn Halogen xe ô tô (bao gồm đèn và chóa đèn)

Khi đèn Halogen hết tuổi thọ thì thường lớp tungsten trên dây tóc filament bị bốc hơi (cháy) chỉ còn lại dây tóc filament, để lại lớp bụi hay tro dính trên chóa đèn làm giảm hiệu suất và độ trong (purity) của bộ đèn nếu không xử lý kỹ. Nhưng vấn đề lớn nhất vẫn là khi phát sáng đèn Halogen ngốn quá nhiều năng lượng nhưng lại tạo ra lượng nhiệt thừa làm cho hiệu suất phát sáng chung kém mà còn làm giảm tuổi thọ của các thiết bị khác xung quanh, như nhựa, chóa đèn, gướng phản xạ parabol hoặc lớp sơn xe tiếp giáp với đèn.   

Độ hoàn màu (CRI) là gì:

Hay chỉ số hoàn màu (CRI) trong công nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng là một trong những thông số quan trọng để đánh giá “chất lượng” nguồn sáng.

phục hồi đèn pha ô tô

Hình 12: Những trái dâu bên dưới được rọi bằng nguồn sáng (đèn) có độ hoàn màu (CRI=95) cao hơn, màu trung thực hơn.

Ví dụ: bạn phải phân loại 2 cái áo xú-chiêng có màu rất gần giống nhau, màu hồng và màu tím. Nếu bạn chọn một nguồn sáng có CRI thấp thì bạn sẽ khó nhận ra sự khác biệt. Tuy nhiên, nếu bạn dùng một thiết bị chiếu sáng (nguồn sáng) có độ hoàn màu cao (CRI thang đo từ 0 – 100) thì mắt bạn sẽ dễ dàng phân biệt được.

Hiệu suất chiếu sáng (Lumen/W):

Hiệu suất chiếu sáng (Lumen/ Watt - là hiệu năng phát sáng của đèn , tức là nguồn sáng sản sinh ra bao nhiêu Lumen (quang thông), hay đơn giản hơn là bao nhiêu ánh sáng tạo ra khi tiêu thụ một Watt điện năng. Con số này càng lớn thì nguồn sáng càng mạnh, hiệu suất cao, tiết kiệm điện.

đánh bóng đèn xe ô tô

Hình 13: Một bảng so sánh (tham khảo) Hiệu suất chiếu sáng (Efficacy - lumen/W) của 3 công nghệ Halogen, HID (Xenon) và L.E.D

Nhiệt độ màu CCT (nhiệt độ Kevin) là gì?

Bạn có thể hiểu đơn giản như vầy, bạn đốt nóng một thanh sắt lên cao, ví dụ tới 2700 độ Kevin, sau đó bạn bật một nguồn sáng lên, bạn thấy màu sắc của thanh sắt nóng phát ra tương đồng với màu của nguồn sáng. Lúc đó nguồn sáng được xem là có nhiệt độ màu (CCT – Corelated Color Temperature) 2700 độ Kevin. Mặc dù tên của đơn vị này là Nhiệt độ màu nhưng nó không nhằm biểu thị nhiệt độ, nó nhằm thể hiện cảm nhận nóng màu của người dùng (màu đỏ, vàng đậm khoảng 2000k tới 3000k) hay ấm (màu bớt nóng, ấm hơn, khoảng 3000k tới 4500K) hay lạnh (màu sáng, tới xanh lục, tím, cảm giác mát, trên 4500K). Đây là cách trực quan để diễn tả một nguồn sáng là nóng, ấm hay lạnh.

đánh bóng chóa đèn

Hình 14: Bảng Nhiệt độ màu từ Nóng, Ấm (bên trái) qua Lạnh (bên phải)

Bạn thấy mức gần 6500 độ Kevin là ở nhiệt độ màu gần bằng với ánh sáng mặt trời (ánh sáng tự nhiên) cho màu sắc trung thực nhất. Còn ở mức màu ấm, như ánh nến, khoảng 2000k đến 3500k người ta dùng để tạo cảm giác ấm cúng, sang trọng trong hotel, phòng ốc, nội thất…

Công nghệ đèn ô tô Xenon hay HID (High Intentisty Discharge)

Đèn ô tô Bi-Xenon (HID: hệ thống phát sáng cường độ cao) được phát minh bởi Hauksbee năm 1705, nguyên tắc hoạt động khá giống đèn huỳnh quang khi cấp điện áp lên khoảng 25.000 V vào 2 cực (khoảng cách gần nhau) của một ồng thủy tinh thạch anh, môi trường chưa khí Xenon và muối kim loại. Khi bật, điện áp làm nóng 2 điện cực cùng với khí Xenon làm nâng mức năng lượng của muối kim loại lên, do đó phát sáng. Hiệu suất chiếu sáng của đèn Xenon cao hơn so với đèn Halogen.

đánh bóng đèn xe ô tô

Hình 15: Đèn ô tô công nghệ HID (hay Xenon)

Người ta chú ý và yêu thích đèn Xenon nhờ vào việc nó là một giải pháp hiệu quả hơn so với Halogen, khả năng phát sáng rất mạnh thậm chí chói lóa. Tuy nhiên, đèn Xenon lại gặp vấn đề về thời gian khởi động phát sáng, do nguyên tắc hoạt động là tăng điện áp đốt nóng 2 đầu điện cực lên cao, do đó khi khởi động đèn Xenon cần một bộ đánh, mồi (ignite) và một bộ ballast để duy trì cung cấp điện áp phù hợp để duy trì sau khi đèn đã sáng để không xảy ra tình trạng nhấp nháy do thiếu điện áp. Tuổi thọ của đèn Xenon thường dao động xung quanh mốc 2000 giờ trong điều kiện bình thường. Mặc dù đèn Xenon sử dụng nhiều năng lượng khi khởi động nhưng khi đạt mức độ phát sáng, thì nó thu lại tiêu thụ điện năng giảm chỉ ngang một bóng đèn nhỏ, do đó giảm tải lên acquy và năng lượng của ô tô.

đánh bóng chóa đèn

Hình 16: Công nghệ Xenon phát ra ánh sáng mạnh và không định hướng nên phải dùng thấu kính để định hướng luồng sáng, nhìn bên ngoài giống như một viên bi lớn màu xanh dương.

Một điểm dở của đèn Xenon là giá của nó vẫn còn khá cao so với Halogen, do bạn phải đầu tư thêm bộ chấn lưu (ballast) đóng vai trò như một tụ điện (capacitor) tạo ra và duy trì điện áp cần thiết cho đèn Xenon.

Do cần vài giây để khởi động đạt đến độ sáng tối ưu nên đèn Xenon không thích hớp sử dụng một mình, nghĩa là nên dùng tổng hợp của Xenon và các loại đèn khác cho các mục đích chiếu sáng. Ví dụ như một số xe sử dụng đèn Xenon cho mục đích chiếu sáng tầm ngắn (cốt – low beams), và đèn khác ví dụ như Halogen cho mục đích tầm xa (pha – high beams).

Mặc dù một số quốc gia đã có những quy định, tuy nhiên, một số loại đèn Xenon (chỉ một số loại) còn có một nhược điểm là chứa kim loại thủy ngân ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người sử dụng. Làm cho tổng thể công sửa chữa, chi phí thay thế khá cao.

Vấn đề cuối cùng, nhưng cũng là điểm mạnh nhưng cũng là điểm yếu của công nghệ Xenon là phát sát quá lớn, làm gia tăng độ chói lên tài xế chạy ngược chiều nếu không có dải ngăn cách cao. Là nguyên nhân dẫn đến nhiều tai nạn giao thông hơn cả vấn đề chạy tốc độ cao.

Công nghệ đèn ô tô L.E.D (Light Emitting Diode)

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà số lượng phát minh khám phá ngày càng nhiều với tốc độ ngày càng nhanh, nhờ sự hậu thuẫn của công nghệ tính toán (Computer-Aid). Thành tựu của ngành công nghiệp chiếu sáng cũng đã kịp giới thiệu cho các nhà thiết kế và sản xuất xe ô tô công nghệ đèn L.E.D (Light Emitting Diode – Diốt phát quang).

đánh bóng đèn xe ô tô

Hình 17: Đèn ô tô công nghệ L.E.D

Để hiểu được nguyên lý hoạt động của điốt phát quang cần có kiến thức về vật liệu, và vật lý hạt, chất rắn, bán dẫn. Bạn có thể tìm hiểu thêm vê công nghệ đèn ô tô LED. Do đó, để đơn giản đây là một khối bán dẫn có khả năng phát ra các bước sống  với dải bước sóng rộng, từ ánh sáng từ ngoại (tia cực tím) đến ánh sáng hồng ngoại.

Xét về độ sáng phát ra thì đèn LED nhiều hơn đèn Halogen nhưng ít hơn so với Xenon. Ngoài ra, công nghệ LED mang theo quá nhiều lợi thế so với các đàn anh đi trước.

Do LED có định hướng nên ánh sáng được tập trung vào một hướng tính toán ban đầu thậm chí một số mẫu không cần đền bộ chóa, phản quang. Đèn LED sở hữu tính linh hoạt nên có thể được lắp ráp, đấu nối ở nhiều vị trí, góc cạnh, góc chiếu sáng không cần những bộ chóa đèn cồng kềnh xấu xí.

đánh bóng chóa đèn

Hình 18: Công nghệ đèn ô tô L.E.D dễ uốn nắn, linh hoạt nên cho phép nhiều kiểu dáng thiết kế hơn.

Mặc dù công nghệ LED không tỏa nhiệt nhiều (bạn có thể rờ vào con chip LED đang sáng) trên bề mặt chip LED dẫn đến ít làm già hóa bộ chóa đèn, nhựa đèn xe, sơn xe xung quanh. Tuy nhiên, ở để chip LED lại cần các tấm, lá thép có khả năng dẫn nhiệt nhanh để tản nhiệt. Sử dụng đèn LED cần đi kèm bộ làm mát hoặc đơn giản là bộ tản nhiệt tốt để tránh những tác động xấu về lâu dài, để bảo vệ chịp LED hoặc bản mạch bị nóng quá mức.

Theo kinh nghiệm cá nhân thì điều quan trọng khi đầu tư công nghệ LED là chất lượng chip LED, chất lượng bộ ballast (hay có nơi gọi là bộ Driver) và hệ thống tản nhiệt tốt.

Công nghệ LED mang lại chất lượng ánh sáng rất cao, nhiệt độ màu có thể tùy chỉnh khá linh hoạt theo trước khi mua, trong khi độ hoàn màu thì thường khá cao (CRI>70) giúp bạn nhận diện sự vật trung thực hơn. Khởi động chớp nhoáng, cực kỳ, cực kỳ tiết kiệm điện do hiệu suất phát sáng rất cao so với Halogen và Xenon. Hiệu suất chiếu sáng của LED thường khoảng > 60 lumen/ W, thậm chí với những dòng chip hiệu suất cao hiện nay lên mức 300 lumen/ W (rất tiết kiệm năng lượng) trong khi Halogen chỉ khoảng 15 – 25 lumen/ W, tuổi thọ lại cực kỳ cao lên tới 40.000 giờ chỉ có điều để sở hữu em LED loại tốt chi phí khá cao.

đánh bóng đèn xe ô tô

Hình 19: Hình ảnh thể hiện khá tốt cảm quan của các loại công nghệ đèn ô tô

Công nghệ đèn ô tô LASER

Công nghệ đèn tiên tiến nhất hiện nay là công nghệ đèn ô tô LASER. Thoạt đầu, bạn sẽ cảm thấy sợ vì ấn tượng của bạn về tia laser thưởng là để xóa, cắt, nguy hiểm. Tuy nhiên, ở công nghệ này tia laser chỉ đóng một phần vai trò thôi. Nguyên tắc hoạt động của công nghệ đèn Laser, bắt đầu với 3 đầu tia laser xanh lục ở phía sau của bộ đèn, cùng phóng tia laser về phía trước mặt chính là một thấu kính chưa khí/hạt phosphor. Năng lượng từ 3 tia laser bắn vào làm phát sáng phosphor sau đó được bộ chóa đèn tập trung và định hướng về phía trước. Do đó, nguồn sáng này không phải là trực tiếp từ tia Laser. BMW và Audi là hai đại gia công bố công nghệ này sớm nhất ở Châu Âu và khẳng định đèn ô tô laser có cường độ sáng gấp 1000 lần so với LED trong khi chỉ tiêu thụ 2/3 năng lượng so với LED.

đánh bóng đèn xe ô tô

Hình 20: Công nghệ đèn ô tô LASER

Ngoài ra, kích thước của đèn ô tô Laser rất nhỏ nên tính cơ động và linh hoạt cũng rất cao. BMW cũng trả lời người sử dụng trong trường hợp thấu kính chứa phosphor bị vỡ thì hệ thống đèn sẽ tự động shut down. Công nghệ đèn ô tô laser còn cung câp nhiệt độ màu cao tới 5500K, 6000K rất gần với ánh sáng tự nhiên (6500K). Hiệu suất phát quang trung bình của công nghệ LED là 100 lumen/ W trong khi công nghệ đèn ô tô Laser đạt mức 170 lumen/ W. Khuyết điểm lớn nhất của công nghệ này là khá nhiều thị trường chưa được áp dụng và chi phí thường rất cao lên tới 10.000 USD.                  

đánh bóng đèn xe ô tô

Hình 21: Công nghệ đèn ô tô LASER tạo ra cường độ sáng gấp 1000 lần trong khi chỉ tiêu thụ 2/3 năng lượng so với L.E.D.

Tại sao phải đánh bóng đèn xe ô tô

Như bạn đã biết sau một thời gian sử dụng, và không quan tâm đánh bóng đèn xe ô tô, những tác nhân bên ngoài như bụi không khí, bụi sơn, bùn đất, nhựa đường có thể bám vào bề mặt bộ đèn làm giảm đáng kể tầm nhìn và các chức năng của đèn bị giới hạn, ánh sáng mặt trời, tia UV làm già hóa nhựa mặt đèn. Đèn pha ô tô bị hơi nước thâm nhập cũng là một trong những nguyên nhân.

Ngoài ra, do không thường xuyên rửa bỏ lớp bụi, sơn bám thì ánh sáng bị cản lại lưu lại trên bề mặt nhựa/ thủy tinh đèn xe lượng nhiệt lớn làm tăng tốc quá trình ố, ngả vàng của nhựa đèn xe, làm chúng dòn hơn, dễ xước, dễ nứt vỡ hơn, làm ánh sáng không được phát theo hướng thiết kế, làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông. Rõ ràng là điều này quá đắt so với việc bạn cần thường xuyên đánh bóng đèn xe ô tô.

đánh bóng đèn xe ô tô

Hình 22: Đèn ô tô bị ố sau thời gian dài sử dụng mà thiếu chăm sóc định kỳ

Với những khuyết tật lớn hơn như đèn xe bị trầy xước hoặc thậm chí bị nứt do va quẹt hoặc tông xe sẽ làm cho tia sáng bị khúc xạ làm chệch hướng thiết kế, gây ra rất nhiều bất tiện và rủi ro mất an toàn giao thông cho tài xế. Bạn cần đến dịch vụ đánh bóng đèn xe bị trầy.

Ngoài ra, bề ngoài xe xấu, đèn xe ố vàng còn làm ảnh hưởng đến hình ảnh (và thương hiệu cá nhân) của bạn trong mắt người khác, đặc biệt là đối tác kinh doanh, người yêu, gia đình, bạn bè.

Đánh bóng đèn xe ô tô – Nguyên nhân:

Auto Perfect thường nhận được những thắc mặc của khách hàng về việc “đèn xe ô tô bị mờ”, “xử lý đèn bị hấp hơi nước như thế nào”, “phục hồi đèn pha ô tô ra sao?”, “đánh bóng đèn pha ô tô như thế nào?”, “làm mới đèn pha ô tô có đắt không?”, “cách làm sáng đèn pha ô tô”, “đánh bóng đèn xe oto có hại không?”

Quá trình oxi hóa làm đèn xe ô tô bị mờ: do lớp bảo vệ (clear coat, có xe kỹ còn có thêm lớp wax bảo vệ) bị sờn nên phần nhựa polycarbonate lòi ra phải hứng chịu trực tiếp bụi không khí, tia UV, nhiệt độ mặt trời. Hấp thụ trực tiếp tia UV và nhiệt độ, dẫn đến việc phần nhựa (thấu kính nhựa) này trở nên dòn, dễ nứt hơn tạo ra những vết rạn, nhìn như lớp sương mù, mờ.

đánh bóng đèn xe ô tô

Hình 23: Phần nhựa (thấu kính nhựa) đèn xe bị xước nhỏ, nhìn thấy mờ như lớp sương mù

Đèn xe bị trầy do chất lượng đường: bạn thường xuyên phải di chuyển trên mặt đường gồ ghề, nhiều ổ gà, ổ voi, xe thường xuyên rung lắc tạo thêm các vết rạn. Nhiều mạt đá mi (đá xanh loại nhỏ) làm trầy đèn xe, đèn xe bị xước, cắt bề mặt lớp nhựa làm đèn xe bị trầy. Bạn cần dịch vụ đánh bóng đèn xe ô tô chuyên nghiệp sử dụng những dụng cụ và hóa chất có chất mài mòn để xử lý.

Nhựa đường, bụi sơn: nhựa đường, bụi sơn, phân chim, băng keo dính lâu ngày cũng tạo môi trường để bụi bặm có nơi trú ẩn, bám dính tạo thành một mảng bụi cần phải tẩy sạch sớm, góp phần tăng tốc oxi hóa làm đèn xe ô tô bị mờ.

Đèn pha ô tô bị hơi nước: xuất hiện bên trong hộp đèn ô tô do sử dụng xe trong môi trường có độ ẩm cao thường xuyên hoặc những lớp zoăng hay keo dán liên kết khớp hộp nhựa đèn bị hở. Hơi ẩm làm ảnh hưởng chất lượng đèn xe, tầm nhìn, về lâu dài làm hư, bong tróc, giảm tuổi thọ của đèn và chóa đèn bên trong nhanh hơn. Điều này cũng góp phần làm oxi hóa làm đèn xe ô tô bị mờ.

đánh bóng đèn xe ô tô

Hình 24: Đèn xe bị hơi nước vào

Với những nguyên nhân trên thường được thể hiện ra, tóm gọn trong 02 nhóm nguyên nhân chính:

(1)    là việc lớp chống UV bì sờn, làm lộ nhựa đèn (Polycarbonate) hứng UV lâu ngày bị oxi hóa làm mờ và ố vàng.

(2)    là việc bề mặt bị tổn thương, do đá, bụi, va quẹt, gây nứt lớn, trầy xước.

Cách đánh bóng pha đèn bị xước

Khi nào mà bạn thấy đèn xe ô tô bị mờ, không sáng như trước nữa thì lúc đó bạn cần tìm rõ nguyên nhân và các dạng các khuyết tật, xác định các thiệt hại sau đó bạn có thể đánh bóng đèn ô tô với những bước sau đây:

Bước 1: Xác định vấn đề để chọn cách đánh bóng đèn oto. Bạn cần kiểm tra độ sáng tỏ, trong của đèn ô tô vào ban ngày lúc bật và lúc tắt đèn. Xác định thật rõ những nguyên nhân, khuyết tật gì xảy ra để biết khi nào có thể tự làm hoặc dùng dịch vụ đánh bóng đèn xe ô tô, khi nào cần phải đến các trung tâm chăm sóc xe hơi để cải tạo hoặc khi nào bắt buộc phải thay mới bộ đèn hoặc bộ phận.

đánh bóng đèn xe ô tô

Hình 25: khăn microfiber tẩy rửa đèn xe

Bước 2: Luôn bắt đầu bằng việc sử dụng khăn microfiber hoặc mút (phớt) ô tô cùng xà phòng rửa xe chuyên dụng để tẩy đi lớp bụi yếu, hạt lớn ra khỏi bề mặt bộ đèn, để cho khô rồi quan sát tìm nguyên nhân của vấn đề.

Bước 3: Nếu nhựa đèn bị như sương mờ do lớp bảo vệ nhựa hộp đèn (clear coat) đã bị bào mòn, bạn cần tẩy rửa rồi bôi sáp bảo dưỡng để làm chậm quá trình biến tính của lớp nhựa xe, không để nó bị ố vàng, không để nó dễ dòn, rạn nứt.

đánh bóng đèn xe ô tô

Hình 26: bôi sáp dưỡng đèn xe

Bước 4: Nếu xuất hiện những vệt ố vàng, điều này chứng tỏ lớp bảo vệ nhựa (clear coat) bắt đầu mỏng dần và mất kết dính với phần nhựa đèn. Tia UV thường xuyên chiếu vào sẽ dần tạo ra những vệt ố vàng. Nếu là tình huống bạn có thể đánh bóng đèn xe ô tô bằng việc sử dung nước tẩy rửa, ngoài ra, bạn cần bôi lại sơn chống UV và cuối cùng vẫn là lớp sáp (wax hoặc sealant) để bảo vệ.

Có một mẹo khá đơn giản để đánh bóng đèn pha oto, hoặc đánh bóng đèn pha bị xước, trong những tình huống bạn không ở gần các trung tâm đánh bóng đèn xe ô tô, bạn chỉ cần tuýp kem đánh răng thôi, bằng cách bôi và xoa lên bề mặt nhựa đèn xe kem đánh răng có phần xử lý những vệt oxi hóa. Lưu ý là cách này phù hợp với những nguyên nhân làm nhựa xe bị oxi hóa, vàng hóa.

đánh bóng đèn xe ô tô

Hình 27: đánh bóng đèn xe bằng kem đánh răng

Trong trường hợp, nhựa đèn xe của bạn bị nứt, bị vỡ thì ở Việt Nam có một dịch vụ độc đáo “vá đèn” bằng cách dùng đèn khò và bàn tay khéo léo để lấp lại những khuyết tật. Tuy nhiên, điều này không giải quyết được vấn đề khúc xạ ánh sáng

Chóa đèn là gì

Rất nhiều người nhầm lẫn, dẫn đến việc không hiểu phần tư vấn của các trung tâm chăm sóc ô tô. Chóa đèn là một bộ phận trong toàn thể một bộ đèn xe. Một bộ đèn xe bao gồm nhựa hoặc thủy tính/ kính chứa đèn, đèn dùng để tạo ánh sáng, nhưng để tập trung và định hướng nguồn sáng người ta cần dùng đến bộ chóa đèn, đối với những công nghệ đèn khác nhau còn có thêm những bộ phân khác như công nghệ đèn Halogen cần có gương hay chóa đèn phản xạ Parapol, với công nghệ HID cần có thấu kính tròn và bộ chấn lưu (ballast), còn đối với công nghệ L.E.D thì cần thêm bộ để tản nhiệt phía sau. v.v…

đánh bóng đèn xe ô tô

Hình 28: Chóa đèn (Reflector), ở bộ đèn này còn có thấu kính (Lens) giúp phân phối ánh sáng đều hơn.

Công dụng của chóa đèn để làm gì

Do ánh sáng phát ta từ nguồn sáng (đèn) phát ra theo mọi hướng (ví dụ như công nghệ đèn Halogen), những tia sáng về phía sau sẽ lãng phí, chóa đèn có nhiệm vụ “nắn” các tia sáng phung phí đó về phía trước thắp sáng mặt đường để tài xế điều khiển phương tiện.

Đánh bóng chóa đèn – nguyên nhân và giải pháp

Nguyên nhân:

Ngoài những nguyên đã nêu ở trên làm mờ và ố vàng đèn xe thì riêng với bộ phận chóa đèn xe, khi chóa đèn bị mờ thì có một số nguyên nhân có thể kể ra như.

Hơi ẩm lâu ngày bên trong hộp đèn xe làm ẩm, tróc lớp mạ trên chóa đèn.

đánh bóng đèn xe ô tô

Hình 29: Chóa đèn bị tróc

Hoặc nếu bạn bật đèn xe sử dụng liên tục nhiều giờ, quá nóng. Đặc biệt sử dụng thường xuyên lúc trời mưa bên ngoài, nóng bên trong gây ra shock nhiệt cũng làm giảm tuổi thọ, chóa đèn mờ không còn phản xạ nhiều phần tia sáng nữa.

Giải pháp:

Với những vấn đề trên bạn cần mở hộp đèn ra lau chùi đi các hạt bụi bẩn và hơi ẩm bên trong bằng khăn microfiber (lưu ý cố gắng đừng để lại vết vân tay trên chóa đèn làm mờ chóa đèn).

Bạn cũng nên làm kín khe hở mà qua đó bụi và hơi ẩm xâm nhập hộp đèn, có thể phun keo ở khe hoặc dán băng keo.

đánh bóng đèn xe ô tô

Hình 30: Phun keo chống ẩm đèn xe

Bạn có thể đến các trung tâm đánh bóng chóa đèn TPHCM để thay chóa mới nếu nó đã bong tróc lớp tráng phản xạ (là lớp tráng bên trong chóa đèn để ánh sáng phản xạ tốt nhất, hạn chế thất thoát, hạn chế tán xạ đi theo nhiều hướng).

Một số rất ít trường hợp bị trầy, bạn cần phải mang đến các trung tâm với thiết bị và bát mút phù hợp để đánh bóng chóa đèn bị trầy.

Phòng ngừa những khuyết tật trong đánh bóng đèn ô tô như thế nào?

Rất đơn giản, phòng tránh từ xa hạn chế tối đa những tác nhân gây nên những khuyết tật có cơ hội xuất hiện.

Chọn nơi đậu xe có bóng râm tránh nhiệt độ mặt trời quá nóng, tia UV chiếu trực tiếp lên xe.

>>>Dịch vụ chăm sóc xe hơi<<<

đánh bóng đèn xe ô tô

Hình 31: Chọn nơi có bóng râm đậu xe

Hạn chế đi những đoạn đường đang xây dựng hoặc quá xấu. Hạn chế sử dụng xe ở những môi trường quá ẩm, quá nóng.

Định kỳ lau/ rửa kính (vài phút) không cho bụi bặm bám trên đèn hấp thụ nhiệt, không cho vết bụi sơn, nhựa đường bám trên đèn xe lâu. Định kỳ bôi lớp bảo dưỡng (sáp) cho nhựa đèn.

Chỉ với những nỗ lực rất nhỏ và định kỳ như trên, không tốn đến 10 phút tuần nhưng giúp bạn có khi tiết kiệm vài triệu đồng để thay đèn nếu hư, hoặc vài triệu để đánh bóng đèn xe hơi ở những trung tâm và giúp duy trì vẻ sáng đẹp, giữ giá trị xe khi cần bán lại, bảo vệ an toàn cho bạn.

 

Xem thêm: >>>Hướng dẫn những cách chăm sóc ô tô

 

 

 

 

 

AUTO PERFECT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

JOHNNY LỘC NGUYỄN - AP CAR CARE

Chuyên gia CHĂM SÓC XE HƠI VIỆT NAM

JOHNNY LỘC NGUYỄN


Chúng tôi không CHĂM SÓC XE HƠI

Chúng tôi CHĂM SÓC hình ảnh của chính BẠN

HOTLINE AP CAR CARE


BẢNG GIÁ DỊCH VỤ CHĂM SÓC XE HƠI CHUYÊN NGHIỆP

>>> CLICK DV BẠN MUỐN XEM<<<

Rửa xe chăm sócTẩy bụi sơnTẩy ố kínhVệ sinh gầm

 

Vệ sinh nội thấtVệ sinh động cơVệ sinh máy lạnhVệ sinh mâm vỏ - bố thắng

 

Phủ CERAMICĐánh bóng sơnĐánh bóng kínhĐánh bóng đèn pha

 

Dán phim cách nhiệtPhủ gầm chống ồnCách âm chống ồnCách âm nắp capo

 

Sơn dặm nhanhMay thảm lót sànBọc ghế daBọc trần 5D


DỊCH VỤ ĐẲNG CẤP - TIỆN LỢI - CHUYÊN NGIỆP

Phòng rửa xe ô tô      Phòng chăm sóc xe chuyên dụng      Phòng coffee thư giãn


HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHĂM SÓC XE HƠI CHUYÊN NGHIỆP

Logo AP Car Care

YOUTUBE AP CAR CARE

AP Tân Phú: 46C Phan Đình Phùng, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TPHCM
AP Quận 7: 76 Đường số 39, P.Tân Quy, Q7, TPHCM
 
Email: apcarcare.vn@gmail.com - FanpageAP CAR CARE
 
Prev

Hướng dẫn cách đánh bóng xe ô tô hiệu quả nhất

Next

Cách tẩy sơn trên kính xe ô tô cực kỳ đơn giản tại nhà